Trong lịch sử gốm Việt
Nam,loại gốm sành - còn được gọi là gốm sành nâu,xuất hiện vào đầu thế kỷ
đầu Công Nguyên cách đây gần 2.000 năm.Các lò gốm sành nâu đầu tiên
được các nhà khảo cổ học phát hiện tại địa chỉ của các tình Thanh
Hóa,Bắc Ninh,Vĩnh Phúc.Từ thế kỷ XIV- XVI trở đi, gốm sành nâu bắt đầu được
biết đến và nổi tiếng với các địa danh gốm Phù Lãng(Quế Võ-Bắc Ninh),gốm Thổ
Hà(Việt Yên-Bắc Giang),gốm Hương Canh(Bình Xuyên-Vình Phúc),Quế(Kim Bảng-Hà
Nam),Móng Cái(Đông Chiều-Quảng Ninh)….Trong nhiều thế kỷ gốm sành nâu được tiêu
thụ trên nhiều địa bàn trải dài khắp các tỉnh miền Bắc đến Nam Trung Bộ.
Với ưu thế
bền,chắc,dày dặn suốt quá trình tồn tại,vượt lên trên chức năng ban
đầu là những sản phẩm dùng trong sinh hoạt,gốm Phù Lãng đã được ứng dụng trong
điêu khắc trang trí nội,ngoại thất,các kiến trúc truyền thống như đền đài,lăng
tẩm,đình miếu,chùa tháp…Hiện nay gốm Phù Lãng còn được sử dụng trong
hoa viên,nhà vườn,nhà hàng,quán bar…và trang trí những khoảng không gian bao
bọc kiến trúc hiện đại. Đặc biệt,trong những năm gần đây,các mặt hàng như bình
lọ cắm hoa,nậm rượu,chum vò rượu,đèn treo,đèn vườn,chum cảnh,chậu cảnh,tranh
gốm,phù điêu,tượng,đĩa treo nghệ thuật… làm bằng chất liệu gốm Phù Lãng được
các nghệ nhân làng nghề Phù Lãng tạo ra cùng sự sáng tạo đang có xu
hướng trở thành “mốt” thời thượng.Có thể nói,với gốm sành nâu, gốm
Phù lãng ngày càng được ứng dụng đa dạng trong đời sống.
Từ sau
năm 1980 chính sách kinh tế thời mở cửa tác động mạnh đến cơ cấu
làng nghề thủ công truyền thống,nhiều làng nghề gốm sành nâu như Thổ Hà(Bắc
Giang),Hương Canh(Vĩnh Phúc) đã phải bỏ nghề,nhiều làng gốm khác
việc sản xuất bị thu hẹp,trong khi đó dù đã trải qua nhiều thăng trầm,nhưng
làng gốm Phù lãng(bắc Ninh) không những duy trì được sản xuất,mở
rộng làng nghề mà còn trở thành làng gốm thịnh vượng nhất vùng đồng bằng và
trung du Bắc Bộ vào những thập niên cuối của thế kỷ XX.Điều đó chứng tỏ gốm PhùLãng có những đặc điểm và tiềm năng riêng cần được nghiên cứu và
khai thác phát triển.
Đến ngày nay,Phù Lãng là
nơi duy nhất sản xuất loại gốm sành nâu có men truyền thống bằng bùn sông và tro rừng ,tính đến thời điểm hiện tại
,nó vẫn còn tồn tại và đang phát triển.Sự hiện diện của gốm sành nâu Phù Lãng
trong đời sống xã hội hiện tại là một trong những nguồn tư liệu vô giá, và là
bằng chứng sống về một giai đoạn phát triển thịnh vượng, cùng với những đóng
góp của các loại hình nghệ thuật - sản phẩm này trong lịch sử.
Ngày nay làng
nghề Phù Lãng vẫn luôn lưu giữ và phát huy các sản phẩm gốm truyền thống như : chum vại đựng nước,chum chậu trồng cây,tiểu sành,ấm đất,niêu đất, bình vò ngâm rượu ,sản phẩm ống nước thay thế cho các sản phẩm đồ nhựa như ngày nay.Cùng với đó Phù Lãng còn sáng tạo và phát triển thêm các sản phẩm gốm nghệ thuật trang trí là dòng tranh gốm đắp nổi,phù điêu trừu tượng,các sản phẩm đèn trang trí.Qua đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng nghề Phù Lãng ,gốm Phù Lãng ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu thi trường không chỉ trong nước mà xuất khẩu cả ra các nước khác trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ...
Với ưu thế bền,chắc,dày dặn suốt quá trình tồn tại,vượt lên trên chức năng ban đầu là những sản phẩm dùng trong sinh hoạt,gốm Phù Lãng đã được ứng dụng trong điêu khắc trang trí nội,ngoại thất,các kiến trúc truyền thống như đền đài,lăng tẩm,đình miếu,chùa tháp…Hiện nay gốm Phù Lãng còn được sử dụng trong hoa viên,nhà vườn,nhà hàng,quán bar…và trang trí những khoảng không gian bao bọc kiến trúc hiện đại. Đặc biệt,trong những năm gần đây,các mặt hàng như bình lọ cắm hoa,nậm rượu,chum vò rượu,đèn treo,đèn vườn,chum cảnh,chậu cảnh,tranh gốm ,phù điêu,tượng,đĩa treo nghệ thuật Phù Lãng… làm bằng chất liệu gốm Phù Lãng được các nghệ nhân làng nghề Phù Lãng tạo ra cùng sự sáng tạo đang có xu hướng trở thành “mốt” thời thượng.Có thể nói,với gốm sành nâu, gốm Phù lãng ngày càng được ứng dụng đa dạng trong đời sống.
Tranh gốm bắt cá đồng quê - Tranh gốm Phù Lãng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét